Thông tin Khoa học & Kỹ thuật

Điều kỳ diệu từ nấm

 

 

Ngày nay nhiều người đang thay đổi chế độ ăn hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo thay vào đó ăn nhiều rau củ, đặc biệt là NẤM với nguồn dinh dưỡng cao hơn cả thịt động vật mà vẫn đảm bảo cho khẩu phần ăn lành mạnh của bạn. Ngoài nguồn dinh dưỡng dồi dào nấm còn là loại thực phẩm đa dạng và hợp túi tiền của mọi tầng lớp nên rất được ưa chuộng.

 Dựa trên phân tích dữ liệu di truyền Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn thực vật. Một số tài liệu khoa học chỉ ra rằng có khoảng 10.000 loài nấm nhưng một số chuyên gia ước tính số lượng thực sự khoảng gần 150.000 loại. Tuy nhiên có một số loại nấm độc hại đối với con người, nên phải cẩn thận nếu bạn hái nấm tự nhiên.

Nấm cung cấp chất béo, cholesterol có lợi, gluten, chất xơ và khi ăn nấm, bạn nạp rất ít lượng calo và natri cho cơ thể. Bên cạnh đó, nấm là một nguồn tuyệt vời cho vitamin nhóm B, các enzyme quan trọng, protein, các chất hữu cơ và khoáng chất như đồng, kẽm, kali và hầu như là nguồn duy nhất cho vitamin D tự nhiên. Nấm là một trong những nguồn tốt nhất cung cấp khoáng chất selen, cũng như ergothioneine, là chất chống oxy hóa mạnh. Trong đó phải kể đến một số nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao như: nấm bào ngư xám, bào ngư vàng, nấm mối đen, đông trùng hạ thảo, nấm hoàng đế…

Một số tác dụng y học của nấm:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Nấm linh chi, nấm vân chi, nấm đầu khỉ và mộc nhĩ đen còn có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào.
  • Kháng ung thư và kháng virus: Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng. Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.
  • Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch: Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Các loại nấm như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, nấm hương, đông trùng hạ thảo... đều có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh. Ngoài ra, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp.

Một số hình ảnh về nấm được nghiên cứu và trồng tại ngành Công nghệ sinh học, Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường, Trường Đại học Lạc Hồng:

Nấm bào ngư vàng tại trại nấm Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường, trường Đại học Lạc Hồng

 

Nấm linh chi tại trại nấm Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường, trường Đại học Lạc Hồng

Nấm hoàng đế (milky) tại trại nấm Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường, trường Đại học Lạc Hồng

Đông trùng hạ thảo tại phòng nghiên cứu Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường, trường Đại học Lạc Hồng

Nấm mối đen tại trại nấm Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường, trường Đại học Lạc Hồng

Xuân Thu theo nguồn Bộ môn CNSH

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        1,560,717       1/968