Tuyển sinh Đại học

Ôn thi THPT Quốc gia 2019 môn Địa lý: Cách nhận diện dạng biểu đồ bằng "từ khóa"

 

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm. Do vậy, nhiều bạn chủ quan bỏ qua các câu hỏi liên quan đến phần biểu đồ và để mất điểm không đáng. Vì vậy, nếu các em muốn đạt được trọn vẹn điểm của tất cả những câu hỏi về nhận dạng biểu đồ, hãy đọc bài viết dưới đây.

 

1. Biểu đồ tròn

 

Ví dụ về biểu đồ tròn

 

Dạng biểu đồ này được sử dụng khi bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Đồng thời, sĩ tử vẽ biểu đồ tròn khi bảng số liệu tỉ lệ % cộng lại bằng 100. Bảng số liệu có thể là số tuyệt đối nhưng trong câu hỏi thi THPT Quốc gia 2019 có một trong các chữ: tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, kết cấu. Bạn cũng có thể để ý nếu đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn.

 

2. Biểu đồ đường

 

Ví dụ về biểu đồ đường

 

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một đối tượng, nhóm đối tượng qua thời gian. Vì vậy, khi bài thi THPT Quốc gia 2019 môn Địa lý yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian thì nên lựa chọn biểu đồ đường.

 

3. Biểu đồ cột

 

Ví dụ về biểu đồ cột

 

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Chẳng hạn như khi vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích,... của 1 số tỉnh hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, điện, than,...) của 1 số địa phương qua mốc thời gian nhất định.

 

4. Biểu đồ miền

 

Ví dụ về biểu đồ miền

 

Dạng biểu đồ này trong đề thi THPT Quốc gia 2019 được sử dụng thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh tử… Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm.

 

5. Biểu đồ kết hợp

 

Dạng biểu đồ kết hợp trong đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Địa lý

 

Sử dụng dạng biểu đồ này là khi đề bài muốn thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau hoặc những đề bài có hai số liệu khác nhau nhưng cần phải biểu diễn trên một biểu đồ.

 

Thông tin tuyển sinh Đại học Lạc Hồng

 

Đại học Lạc Hồng tăng chỉ tiêu tuyển sinh học bạ 2019

 

- Phương thức 1: Xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia 2019

- Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học tập học bạ lớp 12 theo 2 cách

  • Cách 1: Điểm trung bình cả năm lớp 12 của 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm

  • Cách 2: Điểm trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0 điểm

- Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

 

Như vậy, chỉ cần nắm rõ một số từ khóa cùng với khả năng hiểu biết về các dạng biểu đồ thì sĩ tử 2k1 đã có  thể tự tin chọn cho mình đáp án chính xác nhất. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý rằng mỗi dạng biểu đồ có cách thể hiện khác nhau, có thể bằng số liệu tương đối hoặc số liệu tương đối. Với những bí kíp này, mong rằng bạn sẽ ôn tập tốt hơn và đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 nhé!

 

Phạm Trung Hiếu

thi THPT quốc gia 2019


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        14,880,796       1/546