Dưới mái trường

Kỹ sư cầu đường - Nghề "hút" nhân lực

Với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ cao trong thiết kế giao thông trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Kỹ sư cầu đường được dự báo trong tương lai sẽ là nghề "hút" nhân lực.

Công việc của kỹ sư cầu đường

Công việc của các kỹ sư Cầu đường có thể chia hai loại: Tư vấn thiết kế công trình và Giám sát thi công. Mỗi công việc có những đặc thù riêng.

- Kỹ sư tư vấn thiết kế: Khảo sát địa hình, địa chất, lập dự án nghiên cứu tính khả thi của công trình, tính toán, lập bản vẽ chi tiết... trước khi thi công một cây cầu hay một tuyến đường nào đó. Họ thường làm việc ở văn phòng, ít phải đi xa và luân chuyển theo công trình. Trung bình, mỗi năm chỉ phải đi xa từ 1 - 2 tháng. Trừ khi đảm nhận những dự án lớn thì phải đi lâu hơn, thậm chí phải thường trực ở công trình để chỉnh sửa thiết kế khi cần.

- Kỹ sư giám sát công trình: Công việc là chịu trách nhiệm chính về chất lượng công trình. Theo dõi tiến độ công trình; Nghiệm thu xác nhận khi công trình đảm bảo đúng thiết kế, theo quy chuẩn chất lượng; Yêu cầu nhà thầu đảm bảo những phần việc theo đúng hợp đồng. Kỹ sư giám sát có thể đề xuất những bất hợp lý trong quá trình tiến hành với chủ đầu tư để kịp thời sửa đổi...

Những điều kiện của nghề 

- Với Kỹ sư thiết kế công việc thích hợp với những ai cần cù, chịu khó, có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác. Ngoài ra, kỹ sư tư vấn đòi hỏi trí sáng tạo, tưởng tượng và một kiến thức tổng quan về xã hội thật vững. Bạn phải nắm chắc chuyên môn, am hiểu thi công, am hiểu thiết kế, biết cách quản lý dự án và tính toán trên các hạng mục, đồng thời cũng phải có kiến thức về Luật pháp. Giao tiếp tốt và năng lực thuyết trình cũng là yêu cầu không thể thiếu nếu bạn muốn thuyết phục nhà đầu tư tin vào bản vẽ và dự án thiết kế mà mình dày công sáng tạo.

Sinh viên bảo vệ và thuyết trình đồ án tốt nghiệp ngành Cầu đường năm 2018

 Dĩ nhiên, không phải đợi đến lúc hội đủ các "tố chất" như trên mới đi làm được kỹ sư tư vấn thiết kế. Sinh viên mới ra trường đừng ngại học hỏi, theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn làm tốt phần việc của kỹ sư tư vấn thiết kế, khi mới ra trường, tốt nhất là nên đi làm giám sát công trình từ 1 - 2 năm để có kinh nghiệm thực tế.

Với kỹ sư giám sát thi công thường xuyên phải di chuyển theo các công trình. Vậy nên, chỉ những ai có sức khỏe tốt, có khả năng chịu đựng áp lực công việc cao lại hoạt bát và nhanh nhẹn mới thích hợp với công việc này. Giao tiếp tốt cũng là một lợi thế nếu muốn thăng tiến bởi nhận quản lý công trình, đội ngũ kỹ sư giám sát "toàn quyền" với phần việc của mình, thậm chí có thể "thiên biến vạn hóa" trong một chừng mực nào đó. Cơ hội tăng thêm thu nhập cũng nhờ đó mà nhiều hơn.

Nghề không bao giờ thất nghiệp

Tuy luôn phải đi làm xa, công việc lại vất vả, ít có thời gian gần gũi với gia đình, nhưng chắc chắn không bao giờ lo thất nghiệp, đó là nhận xét chung của hầu hết các kỹ sư cầu đường. 
Tất nhiên cũng có không ít đấng nam nhi chọn ngành này để được "thỏa chí tang bồng" đi cho biết đây, biết đó, bù đắp những năm "mài đũng quần" trên ghế nhà trường.
Với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ cao trong thiết kế giao thông (cầu cống, đường xá, hầm) trong tương lai, "kỹ sư cầu đường" sẽ tiếp tục là nghề "hút" nhân lực. 

Học Kỹ sư Cầu đường ở đâu?

Hơn 22 năm hình thành và phát triển, Khoa đã xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và cơ hữu hầu hết có học vị từ Thạc sĩ đến Tiến Sĩ được đào tạo nước ngoài và các trường uy tín trong nước. Giảng viên đã từng giảng dạy lâu năm trong ngành xây dựng tại các trường Đại học, từ Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học GTVT… Khoa có một khu thí nghiệm riêng biệt diện tích lớn phục vụ giảng dạy. Đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, có phòng tự học cho sinh viên nghỉ ngơi và học tập.

Sinh viên ngành Cầu đường đi thực tế tại tuyến Metro 01

Thông qua chương trình học lý thuyết song hành với thực tế, sinh viên sẽ được thực hành tại xưởng, phòng thí nghiệm và đặc biệt trải qua những tiết học ngoài thực tế công trình (các công trình về cầu đường đang thi công của các công ty liên kết với Khoa) trong từng môn học. Đảm bảo sinh viên quan sát một cách trực quan sinh động ngay khi còn trên ghế giảng đường. Đó là một điều đặt biệt mà không phải cơ sở đào tạo nào cũng làm được hiện nay.

Bên cạnh đó mỗi năm sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khoá tại các địa điểm như: Vũng Tàu, Phan Thiết và Đà Lạt.. nhằm tăng cường tính năng động  và sự đoàn kết cho các sinh viên trong khoa cũng như tăng sự gần gũi giữa giảng viên và sinh viên. Ngoài ra còn được tham gia các hoạt động như bóng đá, bóng chuyền các câu lạc bộ đội nhóm sinh hoạt tại Trường…

Đặc biệt Khoa còn tổ chức các câu lạc bộ dạy Thiết kế hoàn toàn miễn phí cho Sinh viên như: AutoCAD, Civil 3D, Tiếng Anh xây dựng nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sinh viên khi tham gia học tại đây.

Các hoạt động tham quan, trải nghiệm, học tập thực tế và hội thao diễn ra hằng năm cho sinh viên

Khoa Kỹ thuật công trình, trường ĐH Lạc Hồng được phép tuyển sinh theo hình thức xét tuyển điểm học bạ trung học phổ thông (THPT). Yêu cầu: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và điểm trung bình chung 3 môn theo khối xét tuyển (A, A1, V) ở lớp 10, lớp 11 và điểm trung bình lớp 12 (Tb học kỳ 1 và học kỳ 2) đạt từ 6.0 điểm trở lên.

Xét tuyển trực tuyến tại web site: https://tuyensinh2019.lhu.edu.vn/

CAM KẾT KHI SINH VIÊN

  1. Đảm bảo đào tạo đầu ra đúng tiến độ;
  2. Tạo điều kiện về thời gian và công việc làm thêm phù hợp với ngành trong quá trình học;
  3. Giải quyết việc làm sau khi ra trường.

"KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI"

Khoa Kỹ thuật Công trình

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        10,336,576       3/670